Mấy nàng gái quê cục mịch, cười nói ha hả, ăn mặc lôi thôi khiến tôi phát ngán.
Cái chuyện gái quê hay gái phố thì giờ ở đâu chẳng có sự phân biệt? Theo tôi thì cũng tuỳ người và tuỳ vùng miền. Nhưng nói thật, cái sự cục mịch quê mùa của một số đồng nghiệp khiến tôi khủng khiếp vô cùng. Mỗi lần đến công ty, lỡ phải tiếp xúc với những con người ấy, tôi lại tức anh ách.
Chẳng là công ty tôi cũng chỉ là một công ty nhỏ, chỉ gần 30 nhân viên, cũng chẳng gọi gì là to tát hay để tự hào về công việc mình đang làm. Nhưng cứ mỗi lần đến công ty và nhìn thấy những thành phần “quê mùa”, tôi lại chẳng còn hứng để làm việc nữa.
Chuyện là hàng năm công ty tôi có dịp để cho nhân viên là những em sinh viên mới tốt nghiệp thực tập, em nào có khả năng thì sẽ tuyển dụng luôn. Có nhiều “thành phần” đến xin việc khiến tôi phải thở dài ngao ngán…
Hôm đó, có một em tên H, tôi nhớ rõ vì cảm thấy “ấn tượng” với em này nhất. Tôi nhìn từ đầu đến chân, trời nóng nực, mồ hôi nhễ nhại, bụi bặm, quần áo thì xộc xệch, không phải nói quá nhưng có lẽ cái áo em ấy đang mặc, mẹ tôi cũng chẳng bao giờ đụng vào. Tà áo thì nhăn nhúm và đầy những vết bẩn. Không những thế, đi xin việc mà em còn đi một đôi tông trắng được “nhuộm” màu cháo lòng bẩn thỉu.
Em H được hẹn đến để gặp tôi nói chuyện. Lúc đang ngồi làm việc trong phòng làm việc, bỗng dưng tôi thấy cửa mở đánh “cạch” một cái, rồi có cái đầu thò vào. Chẳng hề có tiếng gõ cửa hay chào hỏi, em giương mắt nhìn tôi:
- Em gặp chị M!
Tôi giật tôi thót mình mẩy. Em ấy nói to đến mức cả văn phòng hơn 10 người quay ra nhìn em bằng ánh mắt như vừa xuất hiện người ngoài hành tinh. Tôi đi ra, em ấy vẫn trừng trừng mắt nhìn tôi.
Khi nói chuyện, em lớn tiếng như kiểu đang cố hét chữ vào tai tôi. Ngồi nghe em ấy thao thao “chém gió” những chuyện đâu đâu khiến tôi phát bực. Nếu một ngày gặp phải ba ứng viên như này chắc tôi tổn thọ mất.
Đó là chuyện thực tập. Hàng năm công ty vẫn có một tá các em mới ra trường kiểu “quê mùa trí thức”, học thì giỏi, đầu thì to nhưng cái phong cách đến làm việc thì nhìn chỉ muốn đuổi ngay tức khắc.
Chưa kể, chuyện những cô nhân viên chính thức ở công ty tôi nữa. Tôi chẳng biết ở quê thì có được giáo dục về phép tắc hay không nhưng rõ ràng những bài học trong sách giáo khoa hay những cuốn sách về kỹ năng sống cũng được nói đến. Chẳng lẽ, bao năm ngồi trên giảng đường đều đổ đi tất, chẳng thu về được chút kỹ năng nào về giao tiếp?
Khi mấy “gái quê” đó nói chuyện với nhau hay với sếp, tôi chẳng thấy họ dùng chủ ngữ, vị ngữ hay câu cú đoàng hoàng. Họ toàn nói chuyện trống không, chẳng có một câu thưa gửi. Không những thế, họ đi vào văn phòng cũng chẳng bao giờ có kiểu gõ cửa.
“Gái quê” ở công ty tôi đi cầu thang cứ gọi là như đi duyệt binh, dép lê thì “loẹt quẹt” như quét rác. Vào văn phòng không gõ cửa, nói năng thì cục mịch: “Đang làm cái này!”, “Để ở kia kia”, “ Có ai biết dùng”… Chẳng cần chủ vị, dạ vâng, thưa gửi hay hỏi han một câu cho lịch sự.
Mấy em nhân viên “quê mùa” ở công ty tôi ăn mặc, đầu tóc như kiểu mấy bà nội trợ. Quần rộng, áo sơ mi rộng thùng thình, chẳng thấy có một điểm nhấn nhá gì trên trang phục. Thỉnh thoảng có được cái áo mới thì màu mè lại lòe loẹt chói sáng cả phòng, chẳng có tí gì gọi là “gu thời trang”. Những “gái quê” ấy cứ hồn nhiên nói to và cười hô hố át hết cả tiếng người khác, thỉnh thoảng mượn đồ cũng chẳng thèm trả, gặp ở công ty kiểu hồ hởi như hàng tỉ năm không gặp, tay bắt mặt mừng, hỏi nhau râm ran cả tòa nhòa.
Khi nói đến đồ smartphone hay hàng hiệu thì mắt tròn mắt dẹt: “Ôi thế á?”; “Sao lại đắt thế?”; “Có thật không?”; “Thật á?… ngu ngơ như kiểu lần đầu tiên ra thành phố.
Khi công ty mở party nho nhỏ, bảo mấy “gái quê” đi mua đồ thì ôi thôi, toàn tham đồ rẻ, hoa quả thì gần như thối, nước ngọt thì chẳng thấy chai nào có nguồn gốc xuất xứ, toàn mua kiểu mấy chai nước hàng nhái, bánh kẹo hàng cân, thậm chí mua bó hoa cũng chẳng khác gì mua bó hoa cúng…Thêm nữa, cái kiểu tay chân xuề xoà, chẳng thèm rửa tay để gọt hoa quả. Mấy anh nhân viên ở công ty tôi cũng lắc đầu ngán ngẩm và vẫn trêu nhau gọi các gái quê là “vẻ đẹp thuần Việt”.
Khi sếp nói đưa nhân viên đi ăn thì các “gái quê” toàn đến mấy hàng quán “rẻ lắm, ăn được nhiều lắm” nhưng khi đến nơi thấy hàng quán bẩn thỉu, anh em đã lắc đầu ngao ngán.
Trong công việc, khi gặp sếp, các gái quê chẳng bao giờ ngẩng đầu cao lên, lúc nào lưng cũng cúi xuống và khúm núm đến phát tội. Những việc cần lấy ý kiến tập thể thì phát biểu ú ớ như gà mắc tóc, chẳng nói được câu nào dõng dạc. Đã thế, khi nói còn ấp úng cái giọng địa phương, “l” “n” lẫn lộn nghe cực kỳ phản cảm. Thậm chí, khi sếp giao công việc, đưa địa chỉ cho đi cũng không biết đường đi thế nào. Có hôm, một “gái quê” ở công ty tôi lạc đường, phải tìm mất nửa ngày mới đến nơi, tý nữa thì làm trễ mất cái hợp đồng quan trọng của sếp.
Nói “gái quê” hay “gái phố” thì cứ bảo phân biệt vùng miền. Nhưng thực sự đó là những điều mắt thấy tai nghe vẫn đang hiện hữu hàng ngày, và chẳng phải tự nhiên người ta gọi “gái quê” với “gái phố” làm gì cả. Theo tôi thì gái nào thì gái, nhưng khi vào môi trường làm việc, hãy học tập và biết chú ý để cho bản thân làm việc một cách chuyên nghiệp nhất. Đừng lôi cái “phong cách quê” vào nơi công sở!
Cái chuyện gái quê hay gái phố thì giờ ở đâu chẳng có sự phân biệt? Theo tôi thì cũng tuỳ người và tuỳ vùng miền. Nhưng nói thật, cái sự cục mịch quê mùa của một số đồng nghiệp khiến tôi khủng khiếp vô cùng. Mỗi lần đến công ty, lỡ phải tiếp xúc với những con người ấy, tôi lại tức anh ách.
Chẳng là công ty tôi cũng chỉ là một công ty nhỏ, chỉ gần 30 nhân viên, cũng chẳng gọi gì là to tát hay để tự hào về công việc mình đang làm. Nhưng cứ mỗi lần đến công ty và nhìn thấy những thành phần “quê mùa”, tôi lại chẳng còn hứng để làm việc nữa.
Chuyện là hàng năm công ty tôi có dịp để cho nhân viên là những em sinh viên mới tốt nghiệp thực tập, em nào có khả năng thì sẽ tuyển dụng luôn. Có nhiều “thành phần” đến xin việc khiến tôi phải thở dài ngao ngán…
Hôm đó, có một em tên H, tôi nhớ rõ vì cảm thấy “ấn tượng” với em này nhất. Tôi nhìn từ đầu đến chân, trời nóng nực, mồ hôi nhễ nhại, bụi bặm, quần áo thì xộc xệch, không phải nói quá nhưng có lẽ cái áo em ấy đang mặc, mẹ tôi cũng chẳng bao giờ đụng vào. Tà áo thì nhăn nhúm và đầy những vết bẩn. Không những thế, đi xin việc mà em còn đi một đôi tông trắng được “nhuộm” màu cháo lòng bẩn thỉu.
Em H được hẹn đến để gặp tôi nói chuyện. Lúc đang ngồi làm việc trong phòng làm việc, bỗng dưng tôi thấy cửa mở đánh “cạch” một cái, rồi có cái đầu thò vào. Chẳng hề có tiếng gõ cửa hay chào hỏi, em giương mắt nhìn tôi:
- Em gặp chị M!
Tôi giật tôi thót mình mẩy. Em ấy nói to đến mức cả văn phòng hơn 10 người quay ra nhìn em bằng ánh mắt như vừa xuất hiện người ngoài hành tinh. Tôi đi ra, em ấy vẫn trừng trừng mắt nhìn tôi.
Khi nói chuyện, em lớn tiếng như kiểu đang cố hét chữ vào tai tôi. Ngồi nghe em ấy thao thao “chém gió” những chuyện đâu đâu khiến tôi phát bực. Nếu một ngày gặp phải ba ứng viên như này chắc tôi tổn thọ mất.
Đó là chuyện thực tập. Hàng năm công ty vẫn có một tá các em mới ra trường kiểu “quê mùa trí thức”, học thì giỏi, đầu thì to nhưng cái phong cách đến làm việc thì nhìn chỉ muốn đuổi ngay tức khắc.
Dù gái quê hay gái phố thì cũng nên chuyên nghiệp khi ở môi trường công sở (Ảnh minh họa) |
Khi mấy “gái quê” đó nói chuyện với nhau hay với sếp, tôi chẳng thấy họ dùng chủ ngữ, vị ngữ hay câu cú đoàng hoàng. Họ toàn nói chuyện trống không, chẳng có một câu thưa gửi. Không những thế, họ đi vào văn phòng cũng chẳng bao giờ có kiểu gõ cửa.
“Gái quê” ở công ty tôi đi cầu thang cứ gọi là như đi duyệt binh, dép lê thì “loẹt quẹt” như quét rác. Vào văn phòng không gõ cửa, nói năng thì cục mịch: “Đang làm cái này!”, “Để ở kia kia”, “ Có ai biết dùng”… Chẳng cần chủ vị, dạ vâng, thưa gửi hay hỏi han một câu cho lịch sự.
Mấy em nhân viên “quê mùa” ở công ty tôi ăn mặc, đầu tóc như kiểu mấy bà nội trợ. Quần rộng, áo sơ mi rộng thùng thình, chẳng thấy có một điểm nhấn nhá gì trên trang phục. Thỉnh thoảng có được cái áo mới thì màu mè lại lòe loẹt chói sáng cả phòng, chẳng có tí gì gọi là “gu thời trang”. Những “gái quê” ấy cứ hồn nhiên nói to và cười hô hố át hết cả tiếng người khác, thỉnh thoảng mượn đồ cũng chẳng thèm trả, gặp ở công ty kiểu hồ hởi như hàng tỉ năm không gặp, tay bắt mặt mừng, hỏi nhau râm ran cả tòa nhòa.
Khi nói đến đồ smartphone hay hàng hiệu thì mắt tròn mắt dẹt: “Ôi thế á?”; “Sao lại đắt thế?”; “Có thật không?”; “Thật á?… ngu ngơ như kiểu lần đầu tiên ra thành phố.
Khi công ty mở party nho nhỏ, bảo mấy “gái quê” đi mua đồ thì ôi thôi, toàn tham đồ rẻ, hoa quả thì gần như thối, nước ngọt thì chẳng thấy chai nào có nguồn gốc xuất xứ, toàn mua kiểu mấy chai nước hàng nhái, bánh kẹo hàng cân, thậm chí mua bó hoa cũng chẳng khác gì mua bó hoa cúng…Thêm nữa, cái kiểu tay chân xuề xoà, chẳng thèm rửa tay để gọt hoa quả. Mấy anh nhân viên ở công ty tôi cũng lắc đầu ngán ngẩm và vẫn trêu nhau gọi các gái quê là “vẻ đẹp thuần Việt”.
Khi sếp nói đưa nhân viên đi ăn thì các “gái quê” toàn đến mấy hàng quán “rẻ lắm, ăn được nhiều lắm” nhưng khi đến nơi thấy hàng quán bẩn thỉu, anh em đã lắc đầu ngao ngán.
Trong công việc, khi gặp sếp, các gái quê chẳng bao giờ ngẩng đầu cao lên, lúc nào lưng cũng cúi xuống và khúm núm đến phát tội. Những việc cần lấy ý kiến tập thể thì phát biểu ú ớ như gà mắc tóc, chẳng nói được câu nào dõng dạc. Đã thế, khi nói còn ấp úng cái giọng địa phương, “l” “n” lẫn lộn nghe cực kỳ phản cảm. Thậm chí, khi sếp giao công việc, đưa địa chỉ cho đi cũng không biết đường đi thế nào. Có hôm, một “gái quê” ở công ty tôi lạc đường, phải tìm mất nửa ngày mới đến nơi, tý nữa thì làm trễ mất cái hợp đồng quan trọng của sếp.
Nói “gái quê” hay “gái phố” thì cứ bảo phân biệt vùng miền. Nhưng thực sự đó là những điều mắt thấy tai nghe vẫn đang hiện hữu hàng ngày, và chẳng phải tự nhiên người ta gọi “gái quê” với “gái phố” làm gì cả. Theo tôi thì gái nào thì gái, nhưng khi vào môi trường làm việc, hãy học tập và biết chú ý để cho bản thân làm việc một cách chuyên nghiệp nhất. Đừng lôi cái “phong cách quê” vào nơi công sở!
Comments
Post a Comment